j Tìm hiểu về các loại cọc tiếp địa – Quang Hưng
Tìm hiểu về các loại cọc tiếp địa

Tìm hiểu về các loại cọc tiếp địa

Nguyên lý hoạt động của cọc tiêp địa là khi lựa điện năng thừa trong quá trình chống sét trực tiếp, cọc tiếp địa sẽ có nhiệm vụ chuyển toàn bộ lượng điện thừa đó xuống lòng đất, phân tán ra mội trường xung quanh sao cho an toàn.


Cọc tiếp địa được xem là nền móng thi công đầu tiên của hệ thống chống sét trực tiếp, hệ thống chống sét có hoàn hảo và phát huy tác dụng tốt hay không là nhờ bộ phận này.
Cùng Quang Hưng tìm hiểu các loại cọc tiếp địa.


•    Phân loại các loại cọc tiếp địa theo nguồn gốc. gồm có 2 loại là cọc tiếp địa trong nước và cọc tiếp địa nhập khẩu.


1.    Cọc tiếp địa nhập khẩu:  Thường được nhập từ Ấn Độ, là loại cọc có chất lượng trung bình, sử dụng cho các công trình xây dựng có diện tích vừa và nhỏ với giá thành vừa phải phù hợp với nhu cầu chống sét của người dân, hộ gia đình
2.    Cọc tiếp địa trong nước: Tại Việt Nam thì có rất nhiều loại cọc tiếp địa, đa dạng hóa cả về mẫu mã, chất liệu cũng giá thành. Nhưng nếu để so sánh thì hang nội địa có rất nhiều công ty sản xuất tự chế, không có  chứng nhận cũng như xuất xứ rõ rang. Khi mua sản phẩm quý khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng.


•    Phân loại theo chất liệu thì cọc tiếp địa có một số loại như: Đồng đặc nguyên chất, thép mạ đồng, thép mạ kẽm


1.    Đồng đặc nguyên chất: được đánh giá là có chất lượng tốt nhất và giá thành cũng cao nhất
2.    Thép mạ đồng: Hàm lượng đồng không nhiều về cơ bản chỉ được phủ lớp mỏng bên ngoài để giúp tăng khả năng truyền dẫn sét, lõi thì được làm bằng thép. Bởi vậy nên lõi thép và lớp mạ đồng càng dày thì chất lượng càng tốt
3.    Thép mạ kẽm: Chất lượng kém nhất, chính bởi vậy khi mua loại này quý khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định


•    Phân loại theo hình dạng thì gồm có cọc tiếp địa theo thanh hình trụ tròn đặc hoặc thanh hình chữ V


1.    Thanh hình trụ tròn đặc: Không cồng kềnh, dễ dàng lắp đặt thi công, rất phù hợp trong công trình xây dựng quy mô nhỏ và vừa
2.    Thanh hình chữ V: Thường có bản to, khi tiếp địa thì có diện tích tiếp xúc xuống bề mặt đất lớn, chuyên dùng cho các công trình có quy mô lớn và rất lớn, như nhà xưởng, trạm xăng, trạm điện …


Trên đây là những thong tin phân loại cọc tiếp địa, hy vọng bài viết hữu ích đối với quý khách hàng giúp khách hàng lựa chọn loại cọc tiếp địa phù hợp cho công trình xây dựng của mình. Xin chân thành cảm ơn!

← Bài trước Bài sau →