Hệ thống chống sét lan truyền đã được hình thành từ khoảng 30 năm trước. Bắt đầu từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện và điện tử. Ngày nay, các thiết bị điện đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Tổng giá trị của các thiết bị này đang ngày một tăng cao. Chính vì vậy, chúng ta cần bảo vệ chúng khỏi các tác động xấu từ môi trường, trong đó có sét.
Xem thêm: Tổng quan về hệ thống chống sét
- Aptomat chống sét - Thiết bị cắt sét |
Chống Sét Lan Truyền Là Gì?
Ngoài việc đánh trực tiếp vào công trình, gây ra đổ vỡ, dập nát, sét còn có thể tác động gián tiếp lên hệ thống điện thông qua hai con đường sau:
⚡Đánh vào đường truyền điện hoặc trạm điên, cột điện gần nhà, làm tăng cường độ dòng điện, dẫn tới quá tải và cháy nổ thiết bị
⚡Đánh vào khu vực gần đường dây điện hoặc gần nhà, làm nhiễu loạn sóng, dẫn tới mất tín hiệu hoặc chập cháy các thiết bị điện tử nhạy cảm.
Những biện pháp, nhằm giải quyết 2 vấn đề trên được gọi là chống sét lan truyền. Đó là một hệ thống gồm nhiều thiết bị chống sét, được sắp xếp với nhau nhằm 3 mục đích: thu sét - truyền dẫn sét - thoát sét. Thiết bị thu sét được lắp đặt trực tiếp vào hệ thống điện. Còn thiết bị thoát sét thì được chôn sâu dưới lòng đất. Thiết bị truyền dẫn là các loại dây điện, nối liền hai bộ phận được kể phía trên.
Aptomat Chống Sét
Aptomat chống sét là tên gọi chung của các thiết bị thu sét, khi chống lại việc sét đánh vào đường dây và hệ thống truyền điện. Trong thuật ngữ chuyên môn, chúng được gọi là thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện. Thiết bị này được lắp ở ngay tủ điện tổng, là thiết bị đầu tiên của toàn bộ hệ thống điện trong nhà, ở trước cả aptomat tổng.
Aptomat Chống Sét Lan Truyền Đơn Giản
Điểm khác biệt giữa aptomat chống sét với aptomat tổng, là chúng không đóng nguồn khi có sét, mà điều chỉnh dòng sét cho phù hợp với hệ thống điện. Nói cách khác, khi đường tải điện bị sét đánh thì hệ thống điện vẫn có thể hoạt động bình thường, mà không phải là sập nguồn để tự bảo vệ. Thiết bị chống sét cho nguồn điện có rất nhiều loại, được phân chia theo kiểu nguồn điện (AC, DC), kiểu xử lý sét (cắt, lọc sét), dòng tải, số pha...
Chống Sét Lan Truyền Trên Đường Tín Hiệu
Các đường truyền tín hiệu thường gặp là camera, internet, điện thoại. Cho dù không bị sét đánh trúng, thì các đường truyền và thiết bị điện tử này cũng có thể bị chập, cháy do xung sét (một dạng sóng) được hình thành khi sét đánh xuống mặt đất. Các thiết bị nhằm đề phòng rủi ro này, được gọi là thiết bị chống sét lan truyền đường tín hiệu. Chúng cũng được đặt tên theo đúng loại thiết bị mà chúng bảo vệ: chống sét mạng lan, chống sét camera, chống sét đường điện thoại.
Chú ý, khác với aptomat chỉ cần 1 cái, lắp tại tủ tổng. Loại thiết bị này cần số lượng tương ứng với số đầu máy. Ví dụ như tổng đài điện thoại của bạn có 10 thiết bị thì bạn cần 10 thiết bị chống sét lan truyền cho điện thoại. Ví dụ bạn có hệ thống 20 camera thì bạn cần 20 thiết bị chống sét lan truyền cho camera.
Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền
Chỉ có thiết bị thu sét trong hệ thống chống sét lan truyền mới được tính là thiết bị chống sét lan truyền. Các thiết bị truyền và dẫn sét được gọi chung là thiết bị tiếp địa.
Thông thường, các tòa nhà cần bảo vệ đường truyền tín hiệu là các doanh nghiệp. Ví dụ: tổng đài điện thoại, tiệm net, trạm cáp quang... Nên có ngân sách cho công tác chống sét lớn. Đồng thời chi phí cho chống sét đường tín hiệu cũng khá thấp. Đối với riêng đường điện thoại và mạng lan, chi phí bán lẻ chỉ rơi vào khoảng vài trăm nghìn/thiết bị. Với camera thì đa dang hơn, từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu đồng/thiết bị. Thông thường, ở vị trí lắp đặt camera chính, đắt tiền nhất, bao quát nhất sẽ được trang bị các thiết bị chống sét cao cấp. Ở các góc lẻ hoặc camera bé, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị giá rẻ hơn hoặc thậm chí không lắp đặt. Như đã nói, các thiết bị chống sét đường tín hiệu hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau.
Tủ Chống Sét Lan Truyền Từ LPI
So với chống sét đường tín hiệu, hệ thống chống sét lan truyền đường nguồn phức tạp hơn nhiều. Trên thị trường hiện nay có tới hàng trăm loại, đa dạng về cả giá thành lẫn mục đích sử dụng. Biên độ giá cũng dao động rất lớn, từ năm trăm ngàn đồng cho tới hàng trăm triệu động cho 1 thiết bị. Nhưng xét về yêu cầu sử dụng, có thể chia thành 5 loại chính như sau:
Thiết Bị Cắt Sét
Về lý thuyết, sét được coi là một dòng điện có cường độ cực lớn, và biên độ cũng cực lớn. Lớn hơn rất nhiều so với khả năng chịu đựng của các thiết bị điện thông thường. Tác dụng của thiết bị cắt sét là cắt phần năng lượng điện này thành hai. Một phần lớn sẽ chạy theo hệ thống dây tiếp địa xuống đất. Phần hữu dụng còn lại sẽ tiếp tục đi vào mạch điện, cung cấp điện năng cho tòa nhà như bình thường. Cả cường độ lẫn biên độ của dòng điện đều sẽ được điều chỉnh lại bởi thiết bị này.
Thiết bị cắt sét càng giá trị thì càng cắt sát với nhu cầu sử dụng điện thực tế và có khả năng chịu được dòng sét càng lớn. Tuy nhiên, chúng không có khả năng triệt tiêu hoàn toàn xung sét, nên thường được dùng trong điện công nghiệp và sản xuất là chính. Các máy móc cỡ lớn thường có độ nhạy cảm về dòng điện thấp nên không bị ảnh hưởng nhiều.
Thiết Bị Lọc Sét
Thiết bị này được ra đời để bổ trợ cho thiết bị cắt sét. Tác dụng của nó là cắt giảm biên độ xung sét và điều chỉnh lại độ biến thiên của dòng và áp sét. Dòng điện được sử dụng hàng ngày có độ biến thiên tương đối ổn định và tốc độ biến thiên ở mức hợp lý. Trong khi dòng sét thì gần như không có quy luật nào cả. Sự khác biệt nhỏ nhặt này không làm ảnh hưởng tới các thiết bị điện công nghiệp, nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới các thiết bị điện tử hoặc thiết bị gia dụng hiện đại.
Do vậy, thiết bị lọc sét thường được lắp đặt trong cùng 1 hệ thống với thiết bị cắt sét. Quý khách có thể lắp 1 bộ lọc sét ở ngay sau bộ cắt sét (vẫn trong tủ tổng) hoặc lắp chúng ở ngay trước thiết bị cần được bảo vệ.
Thiết Bị Cắt Lọc Sét
Cấu tạo của thiết bị cắt lọc sét đơn giản nhất
Rất đơn giản, đây là sự kết hợp 2 trong 1 giữa thiết bị cắt sét và lọc sét. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho hệ thống điện cần cả lọc sét và cắt sét. Các thiết bị cao cấp còn có thể sở hữu nhiều tầng bảo vệ, ví dụ: cắt sét-lọc sét-cắt sét... Điều này giúp dòng sét được xử lý 1 cách triệt để nhất, thậm chí còn làm giảm xung sét và có tác dụng chống nhiễu nhất định.
Chống Sét AC
Nguồn điện xoay chiều (AC) là nguồn điện sử dụng chính hiện nay. Các thiết bị chống sét lan truyền cho nguồn AC thì được gọi tắt là chống sét AC. Theo tác dụng, chống sét AC cũng sẽ được chia thành cắt sét, lọc sét và cắt-lọc sét. Ngoài ra, chúng còn được chia nhỏ hơn nữa theo số pha, dòng tải và chi phí. Có rất nhiều CB chống sét AC giống y hệt nhau về thông số nhưng giá thành lại khác nhau một trời một vực. Điều này bắt nguồn từ giá trị thương hiệu, chất liệu sản xuất và mức độ rủi ro khi sử dụng.
Nguồn điện 3 pha là điện công nghiệp nên thường sẽ dùng thiết bị cắt sét hoặc cắt lọc sét là chính. Trong khi đó, nguồn điện 1 pha thì sử dụng đồng đều cả ba loại thiết bị kể trên.
Chống Sét DC
Nguồn điện 1 chiều (DC) là pin và ắc quy. Dĩ nhiên là không ai đi chống sét cho cục pin hay khối ắc quy thông thường cả. Đối tượng bảo vệ của các CB chống sét DC là các tấm pin năng lượng mặt trời. Đây là thiết bị điện tử nhạy cảm, lại đặt lộ thiên nên cần một thiết kế chống sét đặc thù. Chi tiết vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi.
Cách Lắp Đặt Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền
Chống sét Quang Hưng xin nhắc lại một lần nữa: hệ thống chống sét được chia ra làm hai phần là thiết bị thu sét (được gọi là thiết bị chống sét lan truyền) và thiết bị tiếp địa. Thiết bị tiếp địa lại được chia làm hai phần. Phần thứ nhất là hệ thống các cọc tiếp địa, có chức năng thoát sét xuống đất, được chôn sâu trong lòng đất. Phần thứ hai là hệ thống dây tiếp địa, nối liền bãi cọc với thiết bị thu sét. Bãi cọc tiếp địa của các hệ thống chống sét lan truyền có thể chung với nhau. Nhưng không được chung với hệ thống chống sét trực tiếp.
Hệ thống cọc luôn phải được làm đầu tiên, thậm chí trước khi xây nhà. Sau đó, chúng ta sắp đặt hệ thống dây và để đầu chờ trước khi hoàn tất toàn bộ hệ thống. Ở giữa bãi cọc và đường dây thoát sét phải có hộp kiểm tra tiếp địa, để phục vụ cho công tác kiểm tra định kỳ.
cách lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền
Đường Nguồn
Thiết bị chống sét lan truyền đường nguồn được lắp trực tiếp vào tủ tổng hoặc trước từng đầu thiết bị điện. Dĩ nhiên, phương pháp đầu tiên sẽ tiết kiệm chi phí hơn cả. Thiết bị cắt sét được lắp song song với hệ thống điện. Còn thiết bị lọc sét và cắt lọc sét thì được lắp nối tiếp với thiết bị điện. Đối với các hệ thống điện quá lớn (nhà cao tầng) thì nên lắp thiết bị bảo vệ riêng cho từng tầng hoặc từng khu.
Sau khi cố định thiết bị vào tủ điện, chúng ta nối đầu chờ dây nối đất với thiết bị. Cuối cùng là đấu hộp kiểm tra tiếp địa với 2 đầu dây chờ (một đầu nối từ bãi tiếp địa lên, một đầu nối từ thiết bị thu sét xuống). Hộp kiểm tra thường đặt ở vị trí dễ quan sát, hoặc ở gần bãi tiếp địa, hoặc ở gần tủ điện tổng.
Đường Tín Hiệu
Các lắp đặt các thiết bị chống sét đường tín hiệu cũng y hệt như trên. Nhưng bắt buộc phải trang bị cho mỗi thiết bị điện một thiết bị bảo vệ riêng. Các thiết bị bảo vệ này sẽ hoạt động độc lập. Chính vì vậy, nếu tài chính không đủ, quý khách có thể lắp đặt thiết bị chống sét cho các đầu máy quan trọng trước, các đầu máy còn lại bổ sung sau. Đối với đường điện thoại và đường mạng lan, chúng ta có loại thiết bị 1 cổng và thiết bị nhiều cổng để phục vụ đa dạng nhu cầu sử dụng.
Đường dây đi xuống hộp kiểm tra của từng thiết bị có thể là chung hoặc riêng, phụ thuộc vào thiết kế và tình hình thực tế. Các bước đấu dây và nghiệm thu hoàn toàn giống với chống sét đường nguồn
--------
Công Ty CP Tập Đoàn Xây Dựng Quang Hưng
🏭Số 22 Ngõ 553 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội
📧quanghung.cse@gmail.com
📞0967901917- 0989091727
#chongset #chongsetquanghung
Viết bình luận
Bình luận