Cách Xây Dựng Hệ Thống Chống Sét Cho Nhà Dân Dụng
- Người viết: Phòng Marketing lúc
- Tin Tức - Đánh Giá
Hệ thống chống sét là một trong những hệ thống an toàn mà mỗi công trình dù lớn hay nhỏ đều nên có nhất là đối với quốc gia thường có sét như ở Việt Nam.
Mô Hình Hệ Thống Chống Sét Cơ Bản Cho Nhà Dân Dụng
Hệ thống chống sét cho nhà ở dân dụng
Một hệ thống chống sét cơ bản bảo gồm các bộ phận sau
Hệ thống tiếp địa: Bao gồm cọc tiếp địa, dây dẫn liên kết các cọc tiếp địa chôn sâu dưới đất.
Dây dẫn sét: Là dây đồng bọc nhựa hoặc dây đồng trần
Kim thu sét: Là bộ phận thu dẫn sét trực tiếp
Giải Pháp Hệ Thống Chống Sét Cho Nhà Dân Dụng
Kim thu sét
Kim thu sét là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống chống sét, là vị trí trực tiếp để dẫn sét đánh vào.
Kim thu sét được cấu tạo với nhiều vật liệu khác nhau nhưng chúng luôn có một đặc điểm bất biến đó là khả năng dẫn điện. Thời xưa, kim thu sét chỉ đơn giản là một thanh kim loại vót nhọn đầu để "thu hút" sét đánh vào cột thu lôi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công nghệ chống sét đã phát triển rất mạnh mẽ, kim thu sét hiện nay cũng vẫn có một đầu kim loại nhọn nhưng nó được trang bị thêm 1 hệ thống phát tia tiên đạo để chủ động dẫn sét vào đầu kim thu, giảm thiểu tối đa khả năng sét đánh đến các vị trí khác. Tính tới nay, đã có rất nhiều công ty, tập đoàn trên thế giới đã thành danh với việc sản xuất kim thu sét. Có thể kể đến những cái tên như Pulsar, LPI, Liva,...
Kim thu sét hiện đại - Kim thu sét Liva
Dây dẫn từ kim thu sét xuống hệ thống tiếp địa
Dây dẫn là bộ phận kết nối giữa kim thu sét và hệ thống tiếp địa của hệ thống thu sét trực tiếp. Nên lựa chọn các sử dụng vật liệu dây dẫn sét là cáp thép tráng kẽm hoặc cáp đồng. Các dây dẫn sẽ được bắt cố định trên cạnh mái và trên tường đảm bảo sự chắc chắn của hệ thống chống sét.
Cần cố định dây dẫn bằng các mối hàn hoặc kẹp đối với các điểm liên kết giữa dây dẫn xuống với dây liên kết trên mái và hệ thống tiếp địa.
Dây dẫn sét cho hệ thống chống sét nhà ở dân dụng
Số lượng dây dẫn của một hệ thống chống sét còn phụ thuộc vào kích thước của công trình. Tuy nhiên nên có 2 dây dẫn xuống được đặt ở 2 vị trí đối xứng nhau, khoảng cách giữa các dây dẫn xuống quang tường không được vượt quá 20m.
Lưu ý: Khi lắp đặt dây dẫn của hệ thống chống sét cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ của công trình, bố trí hợp lý và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người.
Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét bao gồm các cọc tiếp địa được chôn sâu trong lòng đất, hệ thống dây liên kết cọc tiếp địa được thiết kế bao xung quanh chân móng của công trình.
Hệ thống tiếp địa với nhiệm vụ tản xung sét vào trong đất, đồng thời làm giảm thiểu các tác động do sét gây ra đối với con người đi lại xung quanh công trình như là hiện tược áp bước, điện áp chạm…
Lắp đặt hệ thống tiếp địa
Tùy vào điều kiện thực tế của từng công trình, hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng tối thiểu từ 2 cọc tiếp địa với đường kính Ø14.2 hoặc Ø16, có độ dài tối thiểu 2.4m.
Vật liệu làm nên cọc tiếp địa nên làm bằng thép mạ đồng hoặc đồng mạ vàng.
Phương án thi công các cọc tiếp địa: có thể thi công theo phương án khoan giếng thả cọc hoặc bằng phương pháp đóng cọc trực tiếp tại vị trí xung quanh chân móng của công trình.
Hệ thống tiếp địa của hệ thống chống sét sau khi hoàn thành tốt nhất nên có giá trị nhỏ hơn 100Hm để đạt yêu cầu và đảm bảo an toàn.