j Những lí do mà bạn nên chống sét – Quang Hưng
Những lí do mà bạn nên chống sét

Những lí do mà bạn nên chống sét

Những nghiên cứu khoa học cho thấy hàng năm có đến 2000 cơn giông lốc hoạt động. Mỗi cơn giông như vậy có thời gian hoạt động trung bình từ 2 đến 4 tiếng và có thể tạo ra hàng ngàn cú phóng điện xuống bề mặt trái đất.
 
Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng những cơn mưa giông này như những nhà máy thủy điện ở trên không với công suất hàng trăm NW, nguồn điện của một tia sét đem đến trái đất  có thể thấp sáng bóng đèn 50W trong vòng 6 tháng. Với sức mạnh khủng khiếp như vậy sét cực kì nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của mọi người.
 

 
Trong lịch sử khi những công nghệ chống sét chưa ra đời con người thường phải chịu nhiều cảnh thương đau do sét gây ra. Cụ thể là vào năm 1769, tại nước Ý một cơn sét đã đánh trúng vào kho thuốc nổ có khối lượng hơn 1000 tấn. Thảm họa trên đã cướp đi 3000 sinh mạng trong khu vực thành phố lân cận. Cho đến khi phát minh chống sét đầu tiên của nhà bác học Franklin thì những thiệt hại do sét đã không được chế ngự. Cho đến ngày nay công nghệ chống sét ngày càng được nâng cấp, cải tiến và đạt nhiều hiệu quả.
 
Ở Việt Nam cũng có nhiều sự cố về sét diễn ra vì nước ta vốn có khí hậu nhiệt đới gió mùa và mùa mưa kéo dài. Đặc biệt là trong ngành điện đã có nhiều thại hại về tài sản và ảnh hưởng đến hiệu suất lao động công nghiệp. Cụ thể hơn là vào năm 2001, sét đánh nổ một máy cắt 220 KV của Nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình. Vụ việc trên đã gây ảnh hưởng đến mạng lưới điện miền bắc, khiến mất điện diễn ra trên diện rộng.
 
Bản chất của sét
Trong các cơn mưa giông do có những sự xáo trộn mạnh của những lớp mấy chứa điện tích. Khi hai đám mấy mang điện tích trái chiều gặp nhau tạo nên hiện tượng sét. Hiệu điện thế do mỗi cơn sét tạo ra có thể lên đến hàng triệu vôn. Khi sét đánh, ta sẽ thấy tia chớp trước sau đó mới nghe tiếng ầm đó là do hiện tượng vận tốc ánh sáng truyền nhanh hơn tốc độ âm thanh. 
 
Phương pháp phòng chống
Cách phòng chống đơn giản và hiệu quả đó là lắp đặt hệ thống cột thu lôi. Nguyên lý hoạt động của cột thu lôi rất đơn giản:Đầu tiên người ta gắn lên nóc nhà một thanh sắt có hướng chỉ lên trời. Ở phần dưới thanh sắt người ta hàn dây sắt làm dây nối đất (dùng sắt phi 0,04) nối xuống chỗ đất ẩm và chôn sâu. Nếu nhà cao rộng phải làm nhiều cột thu lôi, các dây nối đất hàn với nhau.
← Bài trước Bài sau →