j Quy trình kiểm định hệ thống chống sét – Quang Hưng
Quy trình kiểm định hệ thống chống sét

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét

Kiểm định hệ thống chống sét là gì? Tại sao phải kiểm định hệ thống chống sét? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Quy trình kiểm định hệ thống chống sét

A. Kiểm định hệ thống chống sét là gì?

Kiểm định hệ thống chống sét tức là kiểm tra nối đất, nối không và kiểm tra sự liền mạch của chúng. Đây là việc đánh giá khả năng bảo vệ các công trình xây dựng, nhà máy, nhà xưởng… dưới tác động của sét, của dòng điện. Đây là việc làm hết sức quan trọng nhằm hạn chế các tổn hại do sét gây ra.

Việc kiểm định hệ thống chống sét sẽ giúp chúng ta đánh giá nhanh khả năng chống sét, từ đó giúp chúng ta phát hiện những hư h ại và kịp thời sửa chữa.

Ngoài ra kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những hư hỏng trong hệ thống. Từ đó có biện pháp thay thế và sửa chữa nhanh chóng.

B. Các loại sét nguy hiểm cần hệ thống chống sét.

  1. Sét đánh trực tiếp

 Bảo vệ các công trình, nhà xưởng khi tia sét trực tiếp đánh vào. Đây là loại sét nguy hiểm nhất vì có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho các công trình, hoặc là gây thiệt hại đến tính mạng con người.

2. Sét lan truyền

 

Bảo vệ các thiết bị nhạy cảm với dòng điện tăng đột biến do tia sét tạo ra (các thiết bị điện, điện tử, hệ thống mạng viễn thông, mạng LAN ...)khi mà sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây này truyền vào công trình làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Vfa chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp các trường hợp sét đánh gián tiếp như là tivi, tủ lạnh, bóng đèn, điện thoại bị cháy hoặc là người đang gọi điện thoại bị giật mạnh sau một cơn giông  sét xảy ra.

c. Có bắt buộc phải kiểm định hệ thống chống sét

Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam. Kiểm định không những đáp ứng việc quản lý và sử dụng hệ thống chống sét tại các tòa nhà một cách an toàn và tuân thủ pháp luật mà còn giúp các tổ chức, đơn vị nâng cao hình ảnh và thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.

Một số quy định pháp lý cho việc kiểm tra hệ thống:

  • Hướng dẫn kiểm tra, thiết kế bảo trì hệ thống, chống sét cho công trình xây dựng: TCVN 9385:2012.
  • Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCXDVN 7447-5-54:2005. Phần 5-54: bố trí nối đất, dây liên kết và dây bảo vệ, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện.
  • Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp: TCVN9358:2012.
  • Guide on high-voltage testing techniques: BS923-2:1980.
  • Code of practice for earthing: BS7430:1998.
  • Standard for safety for transient voltage surge suppressors: UL 1449:1985.
  • Guide to pulse techniques and apparatus: BS 5698-1. Part 1: Pulse terms and definitions.
  • Characteristics of gas discharge tubes for the protection of telecommunications installations: ITU-T K.12 (2000)

D. Quy trình kiểm định hệ thống chống sét?

  1. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Kiểm tra thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét.
  • Đánh giá khả năng cũng như phạm vi bảo vệ của hệ thống chống sét.
  • Xem qua kết quả của những lần kiểm định hệ thống chống sét trước để tham khảo trong quá trình kiểm định.

2.  Kiểm tra thực tế

  • Xem xét sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt
  • Kiểm tra dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét
  • Kiểm tra các khoảng cách an toàn trong đất.
  • Đánh giá các tác động của hệ thống chống sét đối với các công trình liên quan.

4. Đo điện trở nối hệ thống chống sét

  • Đo điện trở, kiểm tra điện áp để đảm bảo không có sự tồn tại của điện thế dư trên cực nối đất.
  • Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn.
  • Khi đo được giá trị điện trở nối đất, đây chính là giá trị trung bình khi đo các vị trí khác nhau.
  • Trị số điện trở tiếp đất:  RĐánh giá = K x Rđo (K =1,3)

Hệ số K và trị số đánh nêu trên chỉ áp dụng cho các công trình thông thường. Tùy theo đặc điểm của hệ thống chống sét và tầm quan trọng của công trình cần bảo vệ mà các giá trị trên có thay đổi

5. Đánh giá kết quả đo

  • Ghi nhận và đánh giá kết quả đo
← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận