j Tiêu chuẩn hệ thống chống sét và một số lưu ý – Quang Hưng
Tiêu chuẩn hệ thống chống sét và một số lưu ý

Tiêu chuẩn hệ thống chống sét và một số lưu ý

Tiêu chuẩn hệ thống chống sét cùng những bộ tiêu chuẩn khác có vai trò là đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công và xây dựng. Các công trình thi công như nhà ở, chung cư, xí nghiệp, nhà xưởng….đều phải xây dựng theo những tiêu chuẩn được đề ra. Vậy thì các tiêu chuẩn hệ thống chống sét và các tiêu chuẩn khác có từ đâu và các tiêu chuẩn đó là gì? Hãy cùng Quang Hưng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Tiêu chuẩn hệ thống chống sét và một số lưu ý

A. Tiêu chuẩn hệ thống chống sét quốc gia TCVN là gì?

TCVN tiếng anh là Technical Committee of Vietnam. Vậy TCVN là gì? Đây là một cụm từ được sử dụng làm ký hiệu tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam. Những bộ tiêu chuẩn này được Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cùng các Bộ, Ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Hiện nay thì có rất nhiều TCVN được đưa ra và áp dụng đối với các lĩnh vực như: Nông nghiệp, xây dựng, điện, điện tử, thực phẩm….

 TCVN có rất nhiều loại, bao gồm:

  • Tiêu chuẩn cơ bản
  • Tiêu chuẩn liên quan đến phương pháp thử và lấy mẫu
  • Tiêu chuẩn về thuật ngữ
  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn cách ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.

B. Tiêu chuẩn hệ thống chống sét TCVN là gì? 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9385:2012

BS 6651:1999

CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ, KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG

Protection of structures against lightning - Guide for design, inspection and maintenance

Lời nói đầu

TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9385:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

  1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra những chỉ dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống

sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra những chỉ dẫn cho việc chống

sét đối với các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, những công trình tạm như cần cẩu,

khán đài bằng kết cấu khung thép, và các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.

Tuy nhiên tiêu chuẩn này không áp dụng cho các công trình khai thác dầu,

khí trên biển, các công trình đặc biệt hay áp dụng các công nghệ chống sét khác.

2. Tài liệu viện dẫn về tiêu chuẩn chống sét

Để có thể áp dụng tiêu chuẩn chống sét một cách chính xác và hiệu quả,

cần phải có sự đóng góp của các tài liệu viện dẫn. Sau đây là một số tài liệu cần thiết phổ biến.

  • BS 7430:1998: Code of practice for earthing.
  • BS 923-2:2980: Guide on high-voltage testing techniques.
  • BS 5698-1: Guide to pulse techniques and apparatus – Part 1: Pulse terms and definitions.
  • UL 1449:1985: Standard of safety for transient voltage surge suppressors.
  • ITU-T K.12 (2000): Characteristics of gas discharge tubes for the

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Hệ thống chống sét (Lightning protection system)

Là toàn bộ hệ thống dây dẫn được tạo nên để bảo vệ công trình khỏi tác động của sét đánh. Bao gồm: Thiết bị cắt sét, chống sét lan truyền,..

Bộ phận thu sét (Air termination network)

Kim thu sét có nhiệm vụ thu hút năng lượng của sét đánh vào nó.

Mạng nối đất (Earth termination network)

Giữ chức năng tiêu tán dòng điện sét xuống đất. Bao gồm: Cọc tiếp địa, hóa chất giảm điện trở,..

Dây xuống (Down conductor)

Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất

Cực nối đất (Earth electrode)

Là một bộ phận hoặc nhóm bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có khả năng truyền dòng điện sét xuống đất.

Cực nối đất mạch vòng  (Ring earth electrode)

Là cực nối đất dạng vòng khép kín, được thiết kế nằm xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, ở phía dưới hoặc ngay trong hệ thống móng của công trình.

Cực nối đất tham chiếu (Reference earth electrode)

Là cực nối đất có thể được tách rời khỏi mạng nối đất, và được sử dụng vào mục đích đo đạc, kiểm tra.

Điện cảm tự cảm (Self-inductance)

Là đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch có khả năng tạo ra trường điện từ ngược khi dòng điện đi qua chúng thay đổi.

Điện cảm truyền dẫn (Transfer-inductance)

Là đặc trưng của mạch mà ở đó, một điện áp được tạo ra trong vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong dây dẫn độc lập. Sử dụng đồng hồ đo điện trở để đảm bảo an toàn.

Vùng bảo vệ (Zone of protection)

Là thể tích mà trong đó, một dây dẫn sét tạo ra khả năng chống sét đánh bằng cách thu lại năng lượng sét đã đánh vào nó.

4. Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét

Trước và trong cả quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế cần trao đổi và thống nhất về phương án với các bộ phận liên quan. Những số liệu sau đây cần được xác định một cách cụ thể:

a) Các tuyến đi của toàn bộ dây dẫn sét;

b) Khu vực để đi dây và các cực nối đất;

c) Chủng loại vật tư dẫn sét;

d) Biện pháp cố định các chi tiết của hệ thống chống sét vào công trình, đặc biệt nếu có ảnh hưởng tới vấn đề chống thấm cho công trình;

e) Chủng loại vật liệu chính của công trình, đặc biệt là phần kết cấu kim loại liên tục như các cột, cốt thép;

f) Địa chất công trình nơi xây dựng và giải pháp xử lý nền móng công trình;

g) Các chi tiết của toàn bộ các đường ống kim loại, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cầu thang trong và ngoài công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét;

h) Các hệ thống ngầm khác có thể làm mất ổn định cho hệ thống nối đất;

i) Các chi tiết của toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lắp đặt trong công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận