Vào mùa hè thì luôn có hiện tượng mưa giông, kèm sấm sét và xảy ra rất thường xuyên.Chính điều này đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn. Quy trình lắp đặt phải trải qua những bước nào và yêu cầu ra sao? Lắp đặt chống sét toàn diện sẽ với chi phí là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Quy trình thi công chống sét
A. Lắp đặt hệ thống chống sét có thực sự cần thiết không?
Đất nước chúng ta là nước có khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm, mưa rất nhiều
và lại còn nằm trong tâm giông sét của thế giới, chính vì lẽ đó mà việc lắp đặt hệ thống
chống sét là thực sự cần thiết.
Đối với những công trình có quy mô lớn, các công trình nhà nước,
đặc biệt là những công trình nằm ở khu vực có cường độ sét đánh nhiều
thì việc lắp đặt hệ thống chống sét là điều bắt buộc phải thực hiện.
B. Quy trình thi công chống sét
Quy trình thi công chống sét phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Điều này mới đảm bảo sự hoạt động an toàn, hiệu quả của các thiết bị.
Dù bạn lắp đặt chống sét gia đình hay hệ thống chống sét tòa nhà, thì đều
phải được tìm hiểu thật kỹ và chúng ta cần khảo sát cụ thể:
- Khu vực này có hay bị sét đánh không?
- Diện tích khu vực cần bảo vệ là bao nhiêu?
- Lắp đặt các thiết bị như kim thu sét, đi dây, bãi tiếp địa ở chỗ nào?
Sau khi trả lời được các vấn đề đưa ra thì từ đây sẽ đưa ra các phương án cụ thể, thích hợp nhất.
1. Cọc tiếp địa
Việc xác định vị trí thi công bãi tiếp địa chính là để đảm bảo tránh được các công trình ngầm
như là cáp ngầm, hệ thống ống nước, và tất cả các hạ tầng dưới mặt đất,
và kiểm tra được tính chất đất tại bãi tiếp địa.
Có thể kiểm tra bằng cách là dùng máy đo điện trở đất,
nếu chỉ số Rđ < 10 Ohm thì đạt tiêu chuẩn.
Hiện tại thì có 3 phương pháp thi công tiếp địa đó chính là đào rãnh,
khoan giếng và dùng máy nén cọc, tùy vào tình hình khảo sát thực tế
mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với công trình của mình.
Khi đóng cọc tiếp địa, khoảng cách giữa 2 cọc sẽ bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất.
Trước tiên khi đóng cọc chúng ta cần phải đổ hóa chất làm giảm điện trở suất xuống đất.
Tiếp theo khi lắp đặt dây dẫn sét có thế sử dụng dây cáp đồng hoặc dây cáp đồng bọc,
rải dây cáp theo rãnh đào, Kết nối dây cáp thoát sét vào bãi tiếp địa bằng phương pháp hàn hóa nhiệt.
Nếu không có điều kiện thì sử dụng kẹp tiếp địa chuyên dụng.
Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.
Lựa chọn vị trí phù hợp để lắp đặt hộp kiểm tra điện trở sao
cho không làm mất thẩm mỹ của công trình nhưng vẫn cần
đảm bảo sự thuận lợi cho việc đo đạc và kiểm tra điện trở khi cần.
Khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm.
Thì phải đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn. Sau đó lấp đất lại.
2. Cột thu lôi
Khi lắp đặt trụ đỡ và kim thu thì phải lắp theo bản vẽ đã thiết kế theo số liệu đã đo đạc trước đó.
Khi kết nối kim thu sét với dây dẫn sét. Cần chú ý nên luồn dây dẫn trong ống cách điện từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa.
Và điều này nhằm tránh sự lan truyền của dòng điện vào kết cấu công trình.
Tiếp theo là lắp đặt bộ đếm sét( nếu có) và sau đó tiến hành đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất của hệ thống và đo thông mạch dây dẫn sét.
3. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra hệ thống chống sét theo lịch định kỳ, việc này sẽ đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các thiết bị, đồng thời kịp thời xử lý nếu xảy ra sự cố ngoài mong muốn.
Nên kiểm tra định kỳ 12 tháng/ lần.Và cần sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Đối với khu vực giông sét hoạt động mạnh thì việc kiểm tra, đo đạc có thể thường xuyên hơn.
Viết bình luận
Bình luận