j Chống Sét Nhà Cao Tầng - Hệ Thống Chống Sét Nhà Cao Tầng – Quang Hưng
Chống Sét Nhà Cao Tầng

Chống Sét Nhà Cao Tầng

Chống sét nhà cao tầng là việc làm rất cần thiết để ngăn cản sự phóng điện của sét. Nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân sinh sống và làm việc tại đây. Về bản chất, chúng là một biến thể từ hệ thống chống sét cơ bản

Hệ Thống Chống Sét Nhà Cao Tầng

Trong hệ thống chống sét nhà cao tầng, bộ phận chống sét đánh thẳng sẽ sử dụng kim thu sét để chống sét phóng điện sớm. Khi thi công sẽ cần căn cứ vào các yếu tố cụ thể về địa lý, đặc điểm công trình, nhu cầu chống sét, vùng cần được bảo vệ,... để thiết kế hệ thống chống sét cho nhà cao tầng một cách hoàn chỉnh nhất.

Sự liên kết giữa cọc đồng, cáp đồng và băng đồng bằng hàn hóa nhiệt cần tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn chống sét hiện hành của Bộ Xây Dựng và tiêu chuẩn H.S của Singapore. Khi đó sẽ có tác dụng tải dòng điện hiệu quả hơn do cọc, cáp thoát và băng đồng được tiếp xúc một cách tối ưu nhất. Nhờ vậy, độ bền và tuổi thọ của công trình được kéo dài hơn, ít khi phải bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.

Cách Chống Sét Cho Nhà Cao Tầng

Hệ thống chống sét cho nhà cao tầng được chia thành 2 dạng phổ biến là chống sét trực tiếp và hệ thống chống sét lan truyền.

Hệ thống chống sét trực tiếp:

Gồm có 3 bộ phận nhỏ là:

  • Thiết bị thu tia sét tiên đạo: Thiết bị này có tác dụng nhận năng lượng có trong bầu khí quyển để tích trữ điện tích. Khi có tia sét đánh xuống khu vực được bảo vệ, thiết bị này sẽ nhanh chóng kích hoạt chức năng thu sét, sau đó chuyển toàn bộ điện cực vào dây dẫn và đi vào hệ thống cọc.
  • Thiết bị truyền sét: Thiết bị này có thể đi từ hai hoặc nhiều đường dây tùy thuộc vào quy mô của vùng cần bảo vệ. Thông thường, người ta sẽ sử dụng kim thu sét có 2 đường dẫn sét đi xuống hệ thống cọc tiếp địa. Điều kiện bắt buộc là hai dây này phải cách nhau ít nhất 10 mét để đảm bảo an toàn khi vận hành.

    he thong chong set truc tiep cho nha cao tang

     

  • Thiết bị nối đất chống sét: Thiết bị này sẽ gồm có các băng đồng và cọc tiếp địa được sản xuất với chất lượng cao. Độ dài của một cọc cần đóng xuống đất khoảng 240cm, mỗi cọc chôn cách nhau ít nhất 500cm. Phần đầu trên của cọc cần đóng xuống đất với độ sâu tối thiểu là 100cm. Bộ phận băng đồng trần sẽ được đặt trong các rãnh có độ sâu ít nhất 110cm và độ rộng ít nhất là 50cm. Sau khi cọc đã được chôn xong, bộ phận dây nối sẽ kiểm tra điện trở suất của hệ thống. Hộp kiểm tra tiếp địa nối đất sẽ được theo dõi và kiểm tra định kỳ theo từng tháng, từng quý và từng năm

Hệ thống chống sét lan truyền

Bạn nên sử dụng các thiết bị chống sét lan truyền để tránh sự tác động gián tiếp từ các thiết bị điện tử khi các khu vực xung quanh bị sét đánh. Khi sét đánh, hệ thống này sẽ cắt luồng sét còn lại xuống khu vực tiếp địa. Như vậy sẽ không xảy ra hiện tượng điện áp tăng cao.

Đây là một hệ thống chống sét nhà cao tầng rất cần thiết cho các tòa nhà. Về cơ bản hệ thống này cũng tương tự như chống sét trực tiếp nhưng thiết bị cắt lọc sét sẽ được thiết kế riêng biệt, phù hợp với từng công trình và mục đích bảo vệ của từng công trình.

Thi Công Chống Sét Cho Nhà Cao Tầng

Trong tiêu chuẩn thi công chống sét cho nhà cao tầng, ngoài việc bảo vệ mái nhà khỏi sự tác động của sét thì nếu các tòa nhà cao trên 60cm thì 20% phía trên của mái cũng cần được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét nhà cao tầng bên ngoài. Ngoài ra, các tòa nhà cao tầng trên 120cm cũng cần được sử dụng hệ thống này.

Khi thi công, bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn để được hướng dẫn cách làm chống sét cho nhà cao tầng. Đảm bảo quá trình thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 

thi cong chong set cho nha cao tang

 

Quá trình thi công chống sét cho nhà cao tầng gồm những bước sau:

  • Lắp đặt hệ thống tiếp nối xuống đất. Hộp kiểm tra tiếp địa được dùng để theo dõi và kiểm tra định kỳ.

  • Đào đất rãnh và hố nối tiếp đất

  • Xác định các vị trí làm hệ thống tiếp đất một cách chính xác. Sau đó kiểm tra thật cẩn thận trước khi thi công để tránh làm hư hại đến các công trình ngầm như: Hệ thống thoát nước hoặc dây cáp điện.

  • Rãnh sẽ được đào sâu từ 120 đến 150. Độ rộng từ 40- 50cm. Độ dài và hình dạng cụ thể sẽ được tiến hành theo bản vẽ hệ thống chống sét cho nhà cao tầng hoặc mặt bằng thi công thực tế

  • Chôn các điện cực xuống lòng đất

  • Đóng cọc, đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 10- 15cm

  • Hoàn thiện mặt bằng hệ thống tiếp đất. Sau đó kiểm tra lại các liên kết hàn hóa nhiệt giữa các bộ phận cọc thép bọc đồng và bảng đồng tiếp địa

  • Lấp đất vào các hố và rãnh, lu chắc chắn và hoàn trả mặt bằng như lúc ban đầu. 

Trên đây là một số thông tin về hệ thống chống sét cho nhà cao tầng. Hy vọng đã giúp mọi người có thêm nhiều thông tin hữu ích để thiết kế chống sét cho nhà cao tầng một cách an toàn và hoàn thiện cho công trình của mình. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn thắc mắc, hãy liên hệ lại cho chúng tôi để được giải đáp miễn phí!

--------
Công Ty CP Tập Đoàn Xây Dựng Quang Hưng
🏭Số 1B/128C Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội
📧quanghung.cse@gmail.com
📞0967901917- 0989091727
#chongset #chongsetquanghung

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận