j Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét - Đơn Giản Dễ Hiểu – Quang Hưng
Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét

Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét

Thi công chống sét là kỹ thuật cực kỳ quan trọng đòi hỏi quá trình thực hiện phải chuẩn xác, tỉ mỉ mới đạt được mục đích lắp đặt hệ thống chống sét và đảm bảo an toàn cho mọi người sinh sống trong vùng bảo vệ. Vậy công việc này được thực hiện như thế nào?

Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét

Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai, bão lụt nhất ở Đông Nam Á. Vào mùa mưa, giông tố, lốc sét diễn ra rất thường xuyên. Vì vậy, lắp đặt hệ thống chống sét là việc rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dân. Mặc dù vậy, nhiều người còn băn khoăn về chi phí lắp đặt hệ thống chống sét nên còn ngần ngại chưa quyết định thi công.

Tuy nhiên, vấn đề này đã được tháo gỡ vì hiện nay trên thị trường vật liệu, thiết bị chống sét và kim thu sét rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, vì áp lực cạnh tranh thị trường nên các nhà sản xuất cũng liên tục điều chỉnh giá thành xuống mức phù hợp hợp.

Vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn cho gia đình mình một sản phẩm hợp túi tiền để thi công chống sét càng sớm càng tốt. Lắp đặt hệ thống chống sét sẽ bảo vệ an toàn cho công trình và sức khỏe tính mạng của tất cả các thành viên trong gia đình mình nếu được lắp đặt bởi các thiết bị đạt chuẩn, chính hãng.

Lắp Đặt Hệ Thống Tiếp Địa Chống Sét

Hệ thống tiếp địa chống sét ra đời với mục đích bảo vệ công trình xây dựng và bảo vệ tính mạng con người. Có tác dụng loại trừ các mối nguy hiểm hoặc hạn chế thấp nhất các yếu tố rủi ro và thiệt hại không muốn do sét, cảm ứng điện từ và cảm ứng tĩnh điện gây ra.

Để thi công hệ thống chống sét tiếp địa, bạn cần chuẩn bị các thiết bị gồm: Cọc dàn tiếp đất hoặc cọc điện cực được liên kết với nhau qua mạng cáp dẫn.

  • Điện cực tiếp đất tự nhiên là các thiết bị kim loại của công trình cần bảo vệ được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
  • Điện cực tiếp đất nhân tạo là những điện cực được thiết kế với mục đích riêng. Nó đóng vai trò là vật dẫn điện không có bọc cách điện bên ngoài, có hình dạng bất kỳ và được chôn dưới lòng đất hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất.
  • Dàn tiếp đất là một bộ phận có một hoặc nhiều điện cực tiếp đất liên kết với nhau. Có thể tiếp xúc hoặc chôn trực tiếp vào lòng đất.
  • Mạng tiếp đất là một dàn tiếp đất hoặc có sự liên kết với nhiều dàn tiếp đất. Thiết bị này đóng vai trò khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của bạn
  • Cáp và dây dẫn đất dùng để nối dàn tiếp đất với tấm tiếp đất

Cọc tiếp địa thường được sử dụng là cọc đồng, có độ dài 2m, đường kính từ 14mm trở lên. Độ sâu và số lượng cọc tiếp đất là bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào địa chất của đất. Sao cho điện trở đo được dưới 10 Ohm là được. Bên cạnh đó, các cọc tiếp đất phải được nối hoặc hàn với nhau bằng dây đồng hoặc bulong đồng. Bộ phận này sẽ được nối với các vỏ kim loại của các thiết bị điện, điện tử trong nhà.

thi cong tiep dia chong set

 

Chi tiết các bước

Bước 1: Đào hố, rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất

  • Các bạn xác định chính xác vị trí thiết kế chống sét cho tòa nhà rồi kiểm tra cẩn thận các vị trí đất cần đạo để tránh làm hư hại các công trình chạy ngầm trong lòng đất.
  • Tiếp đến, bạn đào rãnh/ hố sâu khoảng 800mm với độ rộng từ 300 đến 500mm theo bản vẽ thi công hệ thống chống sét đã thiết kế trước đó. Trong trường hợp khu vực thiết kế chống sét có mặt bằng hạn chế hoặc điện trở suất cao thì bạn nên sử dụng phương án khoan giếng để đảm bảo an toàn.

Bước 2: Chôn điện cực xuống đất

  • Các cọc đóng xuống đất sao cho khoảng cách giữa cách cọc cách nhau gấp đôi độ dài của cọc. Những vị trí có mặt bằng giới hạn thì có thể thu hẹp khoảng cách nhưng không được dưới 1 lần độ dài cọc. Cọc được đóng cho đến khi cách đáy rãnh chỉ 100 đến 150mm.
  • Cọc trung tâm cần đóng nông hơn, đỉnh cọc cách mặt đất từ 150mm- 250mm là phù hợp.
  • Rải cáp đồng được trần dọc theo rãnh để liên kết các cọc với nhau. Tiếp đến các bạn hàn hóa nhiệt KUMWELL nhằm liên kết cáp đồng trần với các cọc.
  • Đổ hóa chất để làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần. Hoặc bạn cũng có thể đào sâu vị trí cọc có độ sâu 500mm và đường kính khoang 300mm trước khi đóng cọc sau đó đổ hóa chất vào vị trí này.

Bước 3: Thu dọn và hoàn trả mặt bằng

  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại các cọc trung tâm. Làm sao để mặt hố cao ngang mặt đất là được
  • Kiểm tra lại một lần cuối các mối hàn
  • Lấp đất, lèn chặt mặt đất để hoàn trả mặt bằng
  • Đo điện trở tiếp đất nếu giá trị điện trở lớn hơn 10w thì bạn cần đổ thêm hóa chất để làm giảm điện trở. Nhằm đảm bảo hiệu quả và sự an toàn khi sử dụng.

Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét Trực Tiếp

Quy trình thi công hệ thống chống sét trực tiếp được thực hiện như sau:

Bước 1: Định vị các vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra địa chất ở khu vực cần đóng cọc

Bước 2: Đào rãnh, khoan riêng hoặc đào hố tiếp đất. Tránh các vị trí công trình chạy ngầm

Bước 3: Đổ hóa chất để làm giảm điện trở suất. Đóng cọc tiếp địa, khoảng cách giữa các cọc bằng độ dài của ít nhất 1 cọc. 

Bước 4: Lắp đặt hệ thống dây thoát sét. Bạn có thể sử dụng băng đồng hoặc dây cáp đồng có kích thước 25mm x 03mm. Rải dây cáp chạy dọc theo rãnh đã đào. Các cọc và dây dẫn sẽ được liên kết với nhau bằng mối hàn. Nếu bạn khoan giếng, hãy liên kết các cọc với cáp rồi thả xuống đáy giếng.

Bước 5: Kiểm tra điện trở suất ở cọc trung tâm. Kiểm tra lại các mối hàn

Bước 6: Gia công trụ đỡ kim theo bản vẽ thiết kế chống sét

Bước 7: Kết nối dây dẫn sét với kim. Luồn dây dẫn từ điểm tiếp xúc với kim đến bãi tiếp địa. Nhằm tránh hiện tượng lan truyền của dòng điện đến kết cấu của công trình

Bước 8: Nếu cần thiết bạn có thể lắp đặt thêm bộ đếm sét

Bước 9: Đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất và đo thông mạch dây dẫn sét trước khi hoàn trả mặt bằng.

Lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp có tác dụng bảo vệ toàn bộ thiết bị điện, điện tử. Đồng thời hạn chế sự thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa bão. Giá lắp đặt hệ thống chống sét sẽ tùy thuộc vào chất lượng của thiết bị chống sét gia đình bạn lựa chọn.

lap dat he thong chong set truc tiep

 

Lắp Đặt Hệ Thống Chống Sét Lan Truyền

Bước 1: Xác định vị trí cần lắp đặt hệ thống chống sét

Tùy thuộc vào các thiết bị chống sét lan truyền mà bạn lựa chọn cho mình vị trí lắp đặt phù hợp. Kinh nghiệm thực tế cho thấy lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền ở ngay hai đầu đường truyền tín hiệu mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất. Vị trí này sẽ giúp bạn giảm thiểu được tối đa sự hư hại tài sản do sét lan truyền gây ra

Bước 2: Tạo hệ thống tiếp đất nối tiếp

Bước này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng loại bỏ dòng sét của thiết bị nên mọi người cần lưu ý. Việc tạo hệ thống tiếp đất nối tiếp sẽ phụ thuộc vào quỹ diện tích và cơ địa của đất ở vị trí lắp đặt. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án phổ biến như sau:

  • Phương án 1: Dùng cọc tiếp địa phi 2.4m, khoảng cách giữa các cọc từ 4.5-5m
  • Phương án 2: Dùng 1 hoặc 2 cọc tiếp địa phi 16, độ dài từ 7 đến 15m, cọc được khoan sâu xuống lòng đất.

Bước 3: Lắp đặt bảo vệ chống sét lan truyền
Ở bước này bạn có thể thực hiện một trong 2 phương pháp thi công chống sét là mắc nối tiếp hoặc mắc song song. 

  • Với kiểu mắc song song sẽ phù hợp với việc bảo vệ điều hòa, máy bơm nước và hệ thống điện chiếu sáng. Thiết bị mắc song song sẽ được mắc giữa dây trung tính và dây pha
  • Với kiểu mắc nối tiếp thường được mắc nối tiếp với bộ phận tải kỹ thuật lọc. Nhằm giới hạn cường độ xung sét và cảm ứng dọc theo các đường dây.

Bước 4: Lắp đặt thiết bị cắt lọc sét và cắt sét

Thiết bị cắt sét và lọc sét có tác dụng hạn chế sự thiệt hại về tài sản do sét gây ra. Bảng báo giá lắp đặt hệ thống chống sét của các thiết bị này cũng sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm bạn lựa chọn.

  • Lắp đặt thiết bị cắt sét cần phải thỏa mãn được các điều kiện sau:
  • Kích thước nhỏ gọn, công nghệ tiên tiến, có khả năng chịu được cường độ lớn của dòng set
  • Có khả năng vận hành liên tục có thể cắt đa xung, cắt dòng xung sét cao
  • Có thể phân biệt được sự xung sét và hiện tượng quá áp của điện lưới
  • Có trang bị hệ thống đèn LED để cảnh báo, có điểm tiếp phụ để thuận tiện theo dõi trạng thái hoạt động của thiết bị

lap dat he thong chong set lan truyen

 

Lắp đặt thiết bị cắt lọc sét sẽ gồm có 3 tầng bảo vệ là: Cắt sét, lọc sét, cắt sét. Chúng được lắp đặt tiếp nối với các thiết bị cần được bảo vệ. Tầng cắt sét sơ cấp có tác dụng loại bỏ năng lượng xung sét vào lòng đất và chung tính nguồn năng lượng này.

Tầng lọc sét sẽ được sử dụng mạch lọc thông thấp để lọc sét, ảnh hưởng lên hệ thống dây cấp nguồn để xung nhiễu chúng. Cuối cùng, tầng cấp sét thứ cấp sẽ bảo vệ mạch pha trung tính, nhằm lọc hết các điện áp còn sót lại để cấp nguồn điện ra an toàn. Các bạn cần lưu ý, trong quá trình lắp cọc tiếp địa cần dùng đồng hồ đo điện trở để đảm bảo các thiết bị cắt sét hoạt động một cách tốt nhất.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách lắp đặt hệ thống chống sét. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích để lắp đặt cho gia đình mình hệ thống chống sét an toàn, hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công

--------
Công Ty CP Tập Đoàn Xây Dựng Quang Hưng
🏭Số 1B/128C Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội
📧quanghung.cse@gmail.com
📞0967901917- 0989091727
#chongset #chongsetquanghung

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận