j Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tiếp địa – Quang Hưng
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tiếp địa

Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống tiếp địa

Hiện nay, hệ thống chống sét được sử dụng rất nhiều trong các công trình. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng thì bạn cần lưu khi trong quá trình lắp đặt, đặt biệt là đối với hệ thống tiếp địa. Nếu bạn vẫn chưa thực sự có kinh nghiệm trong vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Lưu ý khi đào rãnh, hố
Đối với hệ thống tiếp địa thì một vị trí để chôn cọc là rất quan trọng. Nếu bạn không lựa chọn và tuân theo một số tiêu chí thì hệ thống tiếp địa của bạn sẽ không thể hoạt động, thậm chí là gây ra một số tổn thất cho người sử dụng. Bạn cần quan tâm đến độ sâu của giếng khoan tiếp đất. Độ sâu của giếng khoan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hệ thống tiếp địa. Chính vì vậy, độ sâu cần có các kích thước tiêu chuẩn đồng thời bạn cũng cần đào rãnh có chiều dài và hình dáng giống như bản thiết kế.

Một lưu ý ràng trong quá trình lắp đặt hệ thống tiếp địa, bạn cần xác định rõ ràng những khó khăn và hạn chế của vị trí đó để lựa chọn cách thức đào hoặc khoan cho hợp lý. Các vị trí có điện trở suất cao thì bạn chỉ nên khoan giếng tiếp đất.

Lựa chọn thương hiệu hệ thống tiếp đất
Nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng của khách hàng, hiện nay có rất nhiều thương hiệu hệ thống tiếp đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các thương hiệu uy tín để đem lại sự yên tâm hơn, đồng thời đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, các bộ phận của hệ thống cũng cần lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mục đích sử dụng. Các hệ thống sẽ có những đặc điểm khác nhau nếu như sử dụng trong các công trình khác nhau, tùy vào đặc điểm và tính chất của công trình.

Lưu ý khi lắp đặt cọc tiếp địa
Trong hệ thống tiếp địa, cọc tiếp địa là một thiết bị quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của cả hệ thống. Do vậy, dù bạn có lựa chọn được một thiết bị phù hợp nhưng lại không thể lắp đặt chúng đúng cách thì sản phẩm cũng không thể phát huy được tối đa tác dụng của nó. Trong quá trình chôn cọc tiếp địa, bạn chỉ nên chôn 1 phần của cọc còn 2 phần còn lại là ở trên mặt đất. Bạn cần chú ý khoảng cách giữa các cọc tới đáy rãnh cần thích hợp nhất. Khi đóng cọc, cọc trung tâm sẽ được đóng cao hơn so với các cọc khác. Sau khi đã hoàn thành những quy trình khi đóng cọc, bạn cũng cần kiểm tra sự hoạt động của hệ thống.

← Bài trước Bài sau →