Cọc tiếp địa là gì? Vai trò của cọc tiếp địa trong đời sống hằng ngày
- Người viết: Phòng Marketing lúc
- Tin Tức - Đánh Giá
Trong điều kiện thời tiết thất thường của Việt Nam, mưa bão diễn ra thường xuyên kèm theo sấm, sét rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị, máy móc mà còn đe dọa đến tính mạng của con người.
Do đó, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống chống sét là điều rất cần thiết. Hệ thống chống sét bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó không thể bỏ qua cọc tiếp địa. Vậy cọc tiếp địa là gì và nó có vai trò như thế nào trong hệ thống chống sét?
Trong bài viết này, Quang Hưng xin chia sẻ đến bạn một vài thông tin hữu ích về thiết bị này.
Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đế bằng và ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau.
Đây được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Người ta ví cọc tiếp địa giống như nền móng của ngôi nhà, chúng giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.
Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau là:
+ Cọc tiếp địa bằng đồng
+ Cọc tiếp địa mạ đồng
+ Cọc tiếp địa mạ kẽm
Mỗi loại cọc tiếp địa lại có những ưu điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chọn loại cọc cho thích hợp.
Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện. Do đó, nó thường được chôn sâu và liên kết với nhau bởi cáp đồng M70 bằng mối hàn nhiệt.
Cọc tiếp địa sẽ được đóng theo 2 cách là: Đóng cọc trực tiếp và khoan giếng thả cọc. Tùy theo yêu cầu cũng như thiết kế công trình mà sử dụng số lượng cọ và đóng cọ sao cho thích hợp nhất. Nhờ đó vừa mang lại hiệu quả đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nhân công.
Lưu ý, các cọc tiếp địa đều được vạt nhọn giúp bạn dễ dàng đóng chúng xuống đất. Phải đóng cọc cách móng ít nhất 1m. Thiết bị này sẽ nối với dây truyền sét từ các kim thu sét xuống. Trong quá trình thi công nếu thấy nền đất quá khô cằn, pha nhiều cát sỏi thì nên kết hợp thêm hóa chất để giảm điện trở.
Ngoài ra, khi kết thúc thi công hệ thống chống sét cần:
- Điện trở luôn phải đạt <100hm để hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả
- Có tiêu tán được năng lượng sét vào đất
Hi vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn chính xác nhất về cọc tiếp địa cũng như vai trò của nó trong đời sống thường nhật.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cọc tiếp địa, vui lòng truy cập website hoặc gọi tới hotline để nhận tư vấn, hỗ trợ miễn phí.