j Hệ thống tiếp địa chống sét và những điều cần biết – Quang Hưng
Hệ thống tiếp địa chống sét và những điều cần biết

Hệ thống tiếp địa chống sét và những điều cần biết

Có thể khẳng định rằng, bất kể đối với hệ thống chống sét trực tiếp hay chống sét lan truyền, bộ phận tiếp địa cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết và không thể thiếu. Quả thật như vậy bởi chỉ khi hệ thống tiếp địa được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng thì hệ thống chống sét mới có thể hoạt động hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về hệ thống tiếp địa chống sét, mời các bạn cùng tham khảo để tìm hiểu thêm.

Giới thiệu chung về hệ thống tiếp địa chống sét
Hệ thống tiếp địa chống sét hay còn được gọi là hệ thống tiếp đất, được biết đến là một bộ phận không thể thiếu đối với bất kì hệ thống chống sét nào. Hệ thống tiếp địa chuyên được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo cho việc dẫn các dùng xung sét thu được từ những thiết bị thu sét xuống đất đồng thời tiêu tán toàn bộ những năng lượng nguy hiểm này một cách hiệu quả. Nếu như công tác thiết kế và lắp đặt hệ thống tiếp địa không được thực hiện tốt, một khi nguy cơ rủi ro về sét đánh xảy ra, điều này sẽ gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề cả về người và của.

Cấu tạo của hệ thống tiếp địa chống sét
Tất cả các loại hệ thống tiếp địa chống sét đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong cuộc sống đời thường của con người hiện nay đều có cấu tạo từ những bộ phận sau:
● Băng đồng: Băng đồng tiếp địa là vật dụng chuyên được sử dụng nhằm mục đích kết nối các cọc nối đất trong quá trình thi công hệ thống tiếp địa chống sét.
● Dây tiếp địa: Dây tiếp địa là loại dây có cấu tạo từ các loại đồng, có khả năng dẫn truyền sét, được sử dụng làm phương tiện dẫn sét truyền thẳng xuống dưới mặt đất.
● Cọc tiếp địa: Thông thường, một hệ thống tiếp địa sẽ bao gồm các cọc tiếp địa được làm bằng sắt hoặc bằng đồng. Những chiếc cọc này được chôn chìm dưới mặt đất và liên kết với nhau tạo nên một hệ thống lưới tiếp địa có điện trở phù hợp với yêu cầu chống sét của công trình xây dựng.
● Hóa chất Gem: Loại hóa chất này còn được biết đến với tên gọi hóa chất giảm điện trở đất. Hóa chất Gem được cấu tạo nên từ hai thành phần mà khi hòa trộn cùng nước sẽ tạo nên một lớp keo hồ bền chắc, khó rửa trôi và có thể tồn tại trong lòng đất suốt nhiều năm giống như muối tro. Sau một thời gian được ứng dụng trong các hệ thống tiếp địa chống sét, hóa chất Gem tỏ ra rất phù hợp để sử dụng tại những vùng đất trung du của Việt Nam.

← Bài trước Bài sau →