j Cách sử dụng thiết bị chống sét tốt nhất giúp giảm thiểu tối đa hư hại – Quang Hưng
Cách sử dụng thiết bị chống sét tốt nhất giúp giảm thiểu tối đa hư hại đồ gia dụng

Cách sử dụng thiết bị chống sét tốt nhất giúp giảm thiểu tối đa hư hại đồ gia dụng

Việc lắp đặt hệ thống thiết bị chống sét truyền thống chưa phải là phương pháp tốt nhất để tránh hư hại đồ gia dụng cho gia đình bạn. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tối đa sự hư hại của đồ gia dụng khi sử dụng thiết bị chống sét. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Các bộ phận chính của hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét truyền thống bao gồm ba bộ phận chính đó là đầu thu sét, dây dẫn xuống hay còn gọi là dây thoát sét và cọc tiếp đất. Và phần lớn thì các gia đình đều chỉ lắp đặt hệ thống chống sét truyền thống này.

Tuy nhiên để giảm thiểu tối đa sự hư hại cho đồ gia dụng khi có sét thì việc sử dụng các thiết bị chống sét thứ cấp là điều cần thiết. Hệ thống chống sét thứ cấp là hệ thống chống sét cảm ứng hoặc hệ thống chống sét lan truyền. Như bạn đã biết khi có sét đánh thì sẽ có một luồng điện sẽ cảm ứng hoặc lan truyền tới các thiết bị điện và sẽ gây hư hại cho các thiết bị này.

Cách lắp đặt và sử dụng thiết bị chống sét tốt nhất giúp giảm thiểu hư hại đồ gia dụng.

Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng thiết bị chống sét như sau:
- Đối với kim thu sét – thường thì kim thu sét sẽ là một thanh kim loại hoặc thanh sắt được gắn trên đỉnh của thiết bị chống sét và sẽ có dây dẫn trực tiếp xuống hệ thống tiếp địa. Để đảm bảo kim thu sét được lắp đặt tốt nhất thì khi chọn vị trí bạn cần lưu ý đến khoảng cách tiêu chuẩn giữa cột kim thu sét và các vật bên trong cũng như vị trí độ cao phù hợp để kim thu sét.

- Đối với dây dẫn thoát sét thì bạn nên sử dụng dây đồng tròn bện vì dây này có độ dẫn điện rất tốt và tốt nhất là bạn nên sử dụng dây có tiết diện từ 50 mm2 trở lên. Nên nhớ rằng dây dẫn thoát sét thì càng ít chắp nối và càng to sẽ càng tốt. Mỗi ngôi nhà nên có tối thiểu 2 dây thoát sét hoặc có thể nhiều hơn tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà của bạn.

- Đối với hệ thống tiếp địa: Đối với từng vùng đất thì số lượng cọc tiếp địa và kiểu cọc cũng cần lưu ý sao cho phù hợp và đảm bảo rằng điện trở nối đất đúng quy định. Theo quy chuẩn thì bộ thu sét sẽ gồm từ 3 đến 5 kim thu sét sẽ được gắn trên đỉnh nhà và nối với nhau. Hệ thống tiếp địa cần phải có tổng điện trở nhỏ và ổn định, đảm bảo rằng việc tản năng lượng của tia sét được truyền tới sẽ đi xuống đất nhanh nhất và an toàn cho ngôi nhà.

- Về vật liệu công trình: Nếu nhà của bạn được làm bằng chất liệu dễ cháy thì việc cách ly kim thu sét với vật liệu dễ cháy là điều cần thiết để đảm bảo tối đa an toàn cho các thiết bị trong nhà. Một việc cần làm nữa chính là hãy lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp để làm giảm điện áp dư thừa từ tầng cắt sét sơ cấp sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị gia dụng của gia đình.

- Chống sét đánh ngang: Đối với các công trình cao trên 45m thì việc sử dụng hệ thống chống sét đánh ngang là cực kì cần thiết.

Trên đây là một số lưu ý và cách sử dụng thiết bị chống sét tốt nhất giúp bạn có thể giảm thiểu tối đa sự hư hại cho đồ gia dụng của gia đình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

← Bài trước Bài sau →