j Những thành phần cơ bản của hệ thống chống sét trực tiếp – Quang Hưng
Những thành phần cơ bản của hệ thống chống sét trực tiếp

Những thành phần cơ bản của hệ thống chống sét trực tiếp

Chắc hẳn ít nhiều bạn cũng đã từng nghe qua hoặc biết đến hệ thống chống sét trực tiếp. Tuy nhiên thành phần cơ bản của hệ thống này không phải ai cũng nắm rõ. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được các thành phần cơ bản của hệ thống chống sét trực tiếp nhé!

3 thành phần cơ bản của hệ thống chống sét trực tiếp

Thành phần 1: Kim thu sét
 Kim thu sét là một trong những bộ phận quan trọng nhất của hệ thống chống sét trực tiếp. Kim thu sét được cấu tạo từ kim loại chống gỉ như inox, thép chống gỉ,nikel, đồng hoặc thép mạ đồng,… Các kim chống sét được tạo thành từ dây dẵn kim loại liên kết  dọc mái hoặc theo chiều ngang của mái với đường kính từ 8-10mm tùy vào kim loại sử dụng.



Thành phần 2: Dây dẫn sét hay dây dẫn thoát sét
Dây dẫn thoát sét được liên kết từ bộ phận thu sét với hệ thống tiếp địa. Việc lựa chọn dây dẫn thoát sét cũng khá quan trọng, thường là đồng hoặc cáp thép tráng kẽm có tiết diện khoảng 50mm2, được đặt cố định trên cạnh mái nhà hoặc trên tường một cách chắc chắn.
Có một điều cần lưu ý khi lắp đặt các dây dẫn thoát sét đó là nên chọn những vị trí an toàn tránh gây nguy hiểm cho con người và đảm bảo được tính thẩm mỹ tốt nhất.

Thành phần 3: Hệ thống tiếp địa
Hệ thống tiếp địa là một trong những bộ phận quan trọng nhất không thể tách rời của một hệ thống chống sét trực tiếp. Hệ thống tiếp địa bao gồm cọc tiếp địa được chôn sâu trong lòng đất và dây nối giúp liên kết cọc tiếp địa với nền móng của công trình giúp tiêu tán toàn bộ nguồn năng lượng của xung sét xuống đất, bên cạnh đó cũng giúp giảm thiểu các tác động khác do sét gây ra với cong người khi hoạt động xung quanh công trình.

Trên thực tế với những tính toán kĩ lưỡng thì nhà thiết kế thì việc thi công hệ thống tiếp địa sử dụng từ 2 cọc tiếp địa với đường kính khoảng Ø14.2 hoặc Ø16, dài 2.4m và dây nối được làm từ chất liệu đồng vàng hoặc thép mạ đồng. Các dây dẫn liên kết này được chôn cách mặt đất từ 0,8-1m.    

Bên cạnh đó để có thể giảm điện trở của hệ thống tiếp địa và đảm bảo rằng hệ thống này luôn làm việc ổn định thì cần có sự liên kết chặt chẽ giữa dây dẫn thoát sét với các cọc tiếp địa bằng các mối hàn hóa nhiệt và ốc siết cáp.

Lưu ý rằng nếu tiếp đất tự nhiên mà trị số điện trở không được đảm bảo thì cần phải sử dụng nối đất nhân tạo bằng các cọc thép tròn, thép dẹt hoặc thép ống dài khoảng 3m đóng sâu xuống đất, đầu trên cách mặt đất khoảng 0.5m để tránh những thay đổi của giá trị điện trở theo thời tiết.

Trên đây là bài viết về các thành phần cơ bản của hệ thống chống sét trực tiếp. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

← Bài trước Bài sau →