Cột thu lôi chống sét là một loại thiết bị quan trọng giúp bảo vệ các công trình, nhất là những khu vực thường xảy ra mưa bão. Vậy cách lắp đặt và sử dụng cột thu lôi, chống sét thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.
Trước hết, để lắp đặt được cột thu lôi chống sét bạn cần có các thiết bị sau:
1. Kim thu sét
2. Hệ thống dây dẫn sét
3. Cọc tiếp địa và dây nối đất
4. Hộp kiếm tra điện trở
5. Dây neo cùng các vật tư phụ khác
Trong số các thiết bị trên, mỗi thiết bị lại đảm nhận vai trò khác nhau. Dưới đây là công dụng của từng thiết bị:
- Kim thu sét: Đây là bộ phận trực tiếp thu sét. Các kim thu sét được lắp đặt trên cột đỡ cao từ 2 cho đến 5 mét, tại vị trí cao nhất của công trình để đảm bảo tốt nhất.
Kim thu sét thường có kết cấu giống thanh kim loại có 1 đầu nhọn, hoặc kim thu sét có khả năng phát ra tia tiên đạo sớm tùy theo tính toán cũng như thiết kế của từng công trình.
Các kim thu sét phải được cố định chắc chắn để tránh trường hợp đỗ gẫy khi có sét đánh hoặc mưa giông lớn.
- Tiếp đến là dây dẫn sét. Đây là bộ phận trực tiếp dẫn truyền dòng điện sét từ phần đầu kim thu xuống dưới đất. Các dây dẫn sét này phải đảm bảo đủ tiết diện để có thể chịu được dòng sét đi qua và không bị hư hại.
Thông thường các dây dẫn sét này được làm từ cáp đồng trần hoặc thanh đồng hay cáp thoát sét chuyên dụng.
- Cọc tiếp đất và phần dây nối đất: Đây là bộ phận quan trọng, chúng giúp tản nhanh dòng điện của sét vào phía trong lòng đất.
Phần lớn các cọc tiếp địa thường làm từ cọc sắt mạ đồng đóng sâu vào lòng đất. Chúng nối với nhau bằng dây nối đất như cáp đồng trần hay thanh đồng có tiết diện lớn. Hầu hết các mối nối thường dùng là hàn hóa nhiệt hay kẹp tiếp địa chuyên dụng.
Sau khi lắp đặt xong, bạn cần tiến hành kiểm tra điện trở tiếp đất theo đúng quy định để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Hộp kiểm tra điện trở: Đây là bộ phận kết nối trực tiếp trên đường dây dẫn sét giúp người sử dụng đo lại điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét.
- Cột đỡ kim thu sét: Thiết bị này được làm bằng ống sắt tráng kẽm. Cột đỡ kim thu sét này được neo bằng cáp lụa, khi lắp đặt cột chống sét.
• Cách phòng trống khi gặp mưa giông, sấm sét
Mưa giông, sấm sét là hiện tượng thường gặp ở Việt Nam. Mỗi năm ước tính thiệt hại do sấm sét gây ra là rất lớn. Không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng con người, sấm sét còn gây hỏa hoạn, cháy nổ, hư hỏng thiết bị,….
Do đó, nên tiến hành lắp đặt các thiết bị chống sét để đảm bảo an toàn cho bạn và những người thân yêu.