j Cung Cấp Cọc Tiếp Địa Tại Hà Tĩnh - Báo Giá Cọc Tiếp Địa Hà Tĩnh – Quang Hưng
Cung Cấp Cọc Tiếp Địa Tại Hà Tĩnh

Cung Cấp Cọc Tiếp Địa Tại Hà Tĩnh

Cọc Tiếp Địa

          Là một trong những thiết bị quan trọng nhất của hệ thống chống sét, cọc tiếp đất cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng cẩn thận trước khi thi công.

          Có hai thiết bị tiếp đất chính, hướng tới hai đối tượng sử dụng riêng biệt như sau

1.    Các nhà xưởng, máy móc và phần lớn các công trình của nhà nước

          Gồm các sản phẩm được làm từ thép, đặc biệt là thép v. Do khả năng dẫn điện của thép không thực sự cao, các cây cọc tiếp địa dạng này đều được sản xuất theo quy cách rất lớn (D18, D20 hoặc V50x50, V63x63). Trước khi đóng cọc chống sét, người ta nhúng những thanh này trong bể mạ kẽm nóng để tăng độ bền và độ cứng. Mặc dù cồng kềnh trong quá trình vận chuyển và cần số lượng lớn để đạt trị số điện trở tiêu chuẩn nhưng độ dày thấp và diện tích tiếp xúc đất lớn của chúng là ưu thế cực kỳ lớn trong quá trình sử dụng.

Cọc tiếp địa mạ kẽm

Cọc Tiếp Địa Chữ V

2.    Các công trình sinh hoạt khác như nhà ở, bệnh viện, trường học, ngân hàng, doanh nghiệp …

          Gồm các sản phẩm được làm từ đồng như là đồng nguyên chất hoặc thép mạ đồng, thép bọc đồng. Loại cọc này chỉ được sản xuất dưới dạng thanh tròn đặc, đường kính từ 12~20mm, chiều dài từ 2.4~2.5m. Ưu điểm của nó là khả năng dẫn điện tốt, tốt hơn nhiều so với cọc thép mạ kẽm (đồng dẫn điện tốt hơn) nên chỉ cần số lượng nhỏ để đạt trị số điện trở cần thiết. Ngoài ra, các thanh này cũng nhỏ gọn, dễ bó, dễ vận chuyển cũng như thi công hơn nhiều so với loại cọc chữ V.

Cọc Tiếp Địa Thanh Tròn Đặc

 

Phương Pháp Đóng Cọc Tiếp Địa

          Để đảm bảo an toàn, cọc phải được đóng ngập hoàn toàn trong đất. Khoảng cách giữa hai cọc gần nhất phải bằng hai lần chiều dài cọc, tại khu vực nhỏ hẹp thì có thể rút xuống bằng một lần chiều dài cọc. Sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình mà điện trở đất đo được thấp hơn hoặc bằng 10Ωthì có thể đưa vào sử dụng. Quy trình cụ thể như sau:

-         Bước 1: Đào rãnh hoặc khoan giếng (khu vực đất quá cứng)

-         Bước 2: Đóng cọc hoặc thả cọc xuống khu vực đã đào

Đóng Cọc Tiếp Địa Mạ Đồng Ấn Độ

-         Bước 3: Liên kết hệ thống cọc với dây tiếp địa

-         Bước 4: Đổ hóa chất giảm điện trở (nếu có)

-         Bước 5: Đo điện trở suất đất, nếu chưa đạt phải đóng thêm cọc hoặc đổ thêm hóa chất

-         Bước 6: San lấp đất và hoàn trả mặt bằng

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận