Ý Nghĩa Của Cọc Tiếp Địa Với Hệ Thống Chống Sét
Đây là một trong 3 bộ phận chính, cấu thành nên một hệ thống chống sét đơn giản nhất. Đúng như tên gọi, chúng là các thanh kim loại được cắm vào trong đất, có tác dụng truyền dẫn năng lượng sét (năng lượng điện) có hại vào trong môi trường đất một cách hiệu quả nhất mà không gây nguy hiểm cho người dân cũng như các công trình xung quanh
Các Loại Cọc Tiếp Địa Của Quang Hưng
Do yêu cầu chống sét tại các công trình khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện thực tế của công trình như độ ẩm, điện trở đất, diện tích, chiều cao tòa nhà… cũng như điều kiện kinh tế của chủ sở hữu nên thiết bị tiếp địa cũng được sản xuất vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, điều này gây ra khó khăn không nhỏ trong việc lựa chọn một sản phẩm ưng ý về cả chất, lượng và giá.
Các Loại Cọc Tiếp Địa Thông Dụng Nhất Trên Thị Trường Việt
Nhìn chung, trong chống sét nhà ở và các công trình có quy mô tương đương (biệt thự mini, trường mầm non, cửa hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ…) chúng ta sử dụng nhiều hơn loại cọc đồng và cọc mạ đồngdạng thanh tròn đặc, đường kính từ 14~20mm. Trong khi đó, chống sét cho các công trình lớn, sử dụng máy móc hoặc nhiều hóa chất (các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, khu khai thác và dự trữ năng lượng…) thì loại cọc tiếp địa mạ kẽm dạng chữ V lại được ưu tiên hơn.
Để biết thêm chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận kinh doanh của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Quy Trình Lắp Đặt Cọc Tiếp Địa
Bộ phận tiếp địa luôn được thi công đầu tiên khi lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình, giống như công tác đào móng khi xây nhà vậy. Hệ thống tiếp địa hoàn hảo phải đảm bảo trị số điện trở suất phải thấp hơn hoặc bằng mức cho phép của nhà thiết kế (theo TCXDVN là 10Ω).
Quy trình lắp đặt cụ thể như sau:
1. Đào đất: đào rãnh hoặc đào hố đế đóng cọc tiếp địa. Đối với khu vực đất khô cứng (khó đào) hoặc nơi có điện trở đất cao (cần phải đóng cọc sâu hoặc sử dụng cọc dài hơn mức bình thường) thì phải tiến hành khoan giếng để thả cọc
2. Đóng các cọc nối đất xuống khu vực đã chuẩn bị. Chú ý giữ một phần đầu cọc nổi lên trên mặt đất để tiện cho công tác nối dây
Đầu Cọc Tiếp Địa Trước Khi Nối Dây
3. Nối dây đồng hoặc băng đồng vào hệ thống cọc sẵn có bằng phương pháp hàn hoặc kẹp
4. Kiểm tra điện trở suất đất bằng đồng hồ chuyên dụng (đổ hóa chất gem trước khi đo nếu cần thiết)
5. San lấp đất và làm phẳng mặt bằng
Viết bình luận
Bình luận